Chùa Dâu

Bắc Ninh là nơi có được mệnh danh có rất nhiều những ngôi chùa nổi tiếng. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Dâu , ngôi chùa được hình thành sớm nhất Việt Nam mang dấu tích của buổi đầu Phật giáo du nhập vào đất Việt.

Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Để đi chùa Dâu từ Hà Nội, bạn có thể đi xuôi theo đường quốc lộ 5, đi đến Phú Thị thì rẽ theo quốc lộ 182 12 km là đến nơi. Ngoài tên gọi là chùa Dâu, nơi đây còn có nhiều tên gọi khác như Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên, nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu, nằm ở phía nam, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ.

Nơi đây còn là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Chùa Dâu được xem như một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Cũng vì thế mà chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Chùa là nơi có lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều nét văn hóa nổi bật và đặc sắc. Năm 1962 chùa được tặng danh hiệu là khu di tích lịch sử. Từ đó, đây cũng là địa điểm được nhiều người ghé thăm và hành hương hơn.

Lịch sử về chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu được xây dựng từ năm 187 đến năm 226. Cho đến nay, trải qua nhiều triều đại và nhiều lần được tu sửa, chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp linh thiêng vốn có của nó. Vào thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã cho Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại chùa theo mô hình tháp chín tầng, chùa năm gian. Lúc bấy giờ chùa rất nguy nga, tráng lệ. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh chùa đã bị mai một và tổn hại khá nhiều.

Ngôi chùa đã chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh lịch sử hào hùng của người dân tộc Việt Nam. Cũng vì thế mà đây chính là nơi hai nền văn hóa phật giáo từ Ấn Độ và từ phương Bắc đến giao lưu. Đây cũng là nơi các tăng sĩ đến từ Ấn Độ chọn là một trong những nơi để truyền bá Phật pháp đầu tiên từ những ngày đầu công nguyên.

Chùa Dâu là di tích lịch sử gắn liền với sự tích về Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp gồm có: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Bên cạnh đó, ngôi chùa này còn thờ các tượng như: Tứ Trấn, Hộ Pháp, Kim Cương, Thập Điện Diêm Vương, Phật và Bồ Tát, La Hán… Điều này thể hiện rõ nét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật Giáo.

Khám phá kiến trúc độc đáo tại chùa Dâu Bắc Ninh

Tồn tại một quãng thời gian dài như vậy và trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh nhưng ngôi chùa vẫn hiên ngang vững chắc. Đó một phần cũng là do lối thiết kế và kiến trúc độc đáo tại chùa. Chùa Dâu được xây dựng theo mô hình “nội công ngoại quốc”. Các dãy ở đây đều được liên kết với nhau và tạo thành hình chữ nhật bao quanh khu nhà chính. Các khu bên ngoài bao quanh gồm có tiền đường, thiêu hương, thượng điện.

Kiến trúc độc đáo của chùa Dâu
Kiến trúc độc đáo của chùa Dâu. Ảnh: @lethanh2408

Tại khu vực tiền đường, thiêu hương, thượng điện sẽ được đặt bức tượng của vị thánh thần hoặc các anh hùng nổi tiếng. Khu hậu điện đặt tượng các đức thần Phật như Quan thế âm Bồ tát, Đức ông, Tam thế và Thánh tăng. Nhìn ra lối chính giữa phía sân trước bạn sẽ thấy khu vực bái đường và tháp Hòa Phong được xây bằng những viên gạch vững chắc.

ặc biệt, tại đây còn có Tháp Hòa Phong có độ cao chín tầng (ngày nay chỉ còn lại ba tầng cao 17m). Lên đến tầng hai bạn sẽ thấy bảng đá được khắc chữ “Hòa Phong tháp” và một quả chuông bên trong tháp, được đúc năm 1793 và 1817.

Chùa Dâu Bắc Ninh có gì đặc biệt?

Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Vì chùa được xây dựng từ những năm trước công nguyên và vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá và tu sửa, chùa vẫn cổ kính nguyên sơ. Ngoài những kiến trúc từ thời sơ khai, chùa còn là sự kết tinh của những tinh hoa kiến trúc thời Lý, thời Trần. Bước đến ngôi chùa ở Bắc Ninh này, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí thanh bình, quang cảnh thoáng đãng. Cùng với đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc phật giáo ngàn năm qua nhiều thế hệ của các vị cha ông.

Trước những sự bào mòn của thời gian, ngôi chùa đã mất mát đi nhiều thứ nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tráng lệ vốn có của nó. Chính vì vậy mà chùa vẫn là địa điểm rất nhiều người lựa chọn đến thăm.

Ảnh: @thanh.nhs

Ngôi chùa nhiều pho tượng phật nhất Việt Nam

Chùa Dâu được mệnh danh là nơi có nhiều pho tượng phật cổ nhất Việt Nam. Tuy có nhiều pho tượng, nhưng pho tượng nào cũng được thiết kế, chạm khắc rất tỉ mẩn, tinh xảo. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể những pho tượng phật do người xưa để lại thời bấy giờ. Đặc biệt phải kể đến tượng bà Dâu, tượng Hộ pháp, 8 vị Kim cương và còn rất nhiều những tượng La Hán khác,…

Từ những năm chùa Đậu bị cháy, tượng bà Đậu cũng được di dời về nơi này để bảo quản. Tất cả những bức tượng đều mang giá trị tâm linh sâu sắc và được xem như những cổ vật quý giá mà cha ông ta đã để lại.

Ảnh: @maiihuong217

Lễ hội lâu đời nhất Việt Nam

Nơi đây được xem là nơi có lễ hội lâu đời nhất Việt Nam bởi lễ hội tại chùa Dâu Bắc Ninh cũng có tuổi đời song song với sự ra đời của ngôi chùa. Hàng năm cứ vào ngày 8/4 âm lịch lễ hội lại được diễn ra. Đây cũng chính là ngày sinh của Thích Ca Mâu Ni phật. Lễ hội được diễn ra trong phạm vi gồm 12 làng. Lễ hội được tổ chức với mục đích chính là để cầu cho mưa thuận gió hòa và cuộc sống người dân an cư lạc nghiệp.

Ảnh: @phamthu244

Xưa kia, vào những năm của thế kỷ 17, 18 lễ hội được tổ chức rất linh đình. Một lễ hội gồm kiệu rước, ngựa thờ, cờ quạt, tàng lọng, lính phu gánh kiệu từ khắp các ngả kéo về đình chùa. Đây cũng là lúc vua Trần cho tổ chức và rước từ đình về tận kinh thành Thăng Long và tổ chức nghi lễ ngay trong cung điện.

Ngày nay lễ hội có phần hạn chế hơn nhiều so với trước kia nhưng những nghi thức quan trọng thì vẫn không hề thay đổi. Người dân tổ chức lễ hội để mong ước có một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no, người người hạnh phúc. Ngoài ra tại lễ hội cũng có nhiều trò chơi dân gian thú vị thu hút đông đảo các khách thập phương.

Kinh nghiệm cần chuẩn bị trước khi đi chùa Dâu

Chùa Dâu Bắc Ninh là nơi linh thiêng lâu đời nên khi đến đây bạn nên tuân thủ một số điều sau để tránh mắc phải những điều không đáng có nhé!

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Nơi đây không phải là địa điểm thích hợp để chụp những bức ảnh sống ảo. Vì thế khi đến đây bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nếu muốn quay phim chụp ảnh để làm tư liệu thì bạn nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý.

bài viết liên quan

Đền Cùng – Giếng Ngọc

“Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng…
Đền Đô Bắc Ninh

Đền Đô

Nhắc đến những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Bắc Ninh không thể không kể đến đền Đô. Đây là ngôi đền có tuổi đời gần 1000…

Làng gốm Phù Lãng

Phù Lãng là một trong số những làng gốm nổi tiếng của miền Bắc thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nằm bên bờ sông…

Nét độc đáo của Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc…

Làng Diềm Quan Họ Bắc Ninh

Dòng suối Thiếp rồi sông Cổ Ngựa với những huyền tích về cuộc duyên tình thắm thiết mà đầy bi kịch éo le giữa bà chúa Sành và…